Hướng dẫn chi tiết cách rửa dụng cụ thí nghiệm thủy tinh

Dụng cụ thí nghiệm cần giữ sạch sẽ và được khử trùng sau khi sử dụng. Vậy cách rửa dụng cụ phòng thí nghiệm nào là chuẩn. Bài viết sau đây chuyên gia Innotec lab sẽ hướng dẫn các bạn mẹo rửa sạch các loại dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm….

huong-dan-cach-rua-dung-cu-thi-nghim-thuy-tinh
                               Chuyên gia hướng dẫn cách rửa dụng cụ thí nghiệm thủy tinh

 

Những lưu ý khi rửa dụng cụ thí nghiệm hóa học

  • Xác định và biết rõ bản chất đối tượng mà dụng cụ thí nghiệm đã (đang) chứa hoặc đã (đang) tiếp xúc.
  • Xác định phương pháp rửa thích hợp dựa theo bản chất của môi chất và hình dáng , kết cấu của dụng cụ thủy tinh
  • Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ rửa và đồ bảo hộ lao động tương ứng
  • Chọn phương pháp, tiệt trùng làm khô thích hợp tương ứng với kiểu dụng cụ thủy tinh và điều kiện thực nghiệm, xử lý phế phẩm thủy tinh xảy ra trong quá trình rửa.

B1: Xử lý dụng cụ thủy tinh trước khi rửa :

  1. Dụng cụ thủy tinh mới mua, chưa sử dụng nên được ngâm nước hoặc dung dịch axit H2SO4 loãng trong khoảng 24h, sau đó rửa với nước với xà phòng nhiều lần cho tới pH trung tính.
  2. Các dụng cụ dùng nuôi cấy vi sinh vật cần được rửa sạch và khử trùng trong nồi hấp tiệt trùng.

B2: Rửa dụng cụ thí nghiệm thủy tinh

  1. Tráng dụng cụ bằng nước sạch để loại bỏ các cặn bẩn hầu hết các cặn bẩn có thể bám trên dụng cụ thủy tinh 
  2. Dùng miếng nhám thấm xà phòng hoặc bông thấm cồn để lau sạch các ký hiệu ghi bằng bút dạ trên thủy tinh nếu có.
  3. Chọn chổi rửa thích hợp với từng loại ống, bình, nếu cần thiết nên buốc miếng mút nhỏ để phần sắt ở chổi không chọc thủng đáy bình hoặc ống nghiệm. Dùng chổi rửa thấm xà phòng cọ kỹ phía trong, dùng khăn mềm lau phía ngoài. Xả lại bằng nước nhiều lần, nên tráng lại bằng nước cất để đạt pH trung tính.
  4. Đối với pipet nên ngâm trong dung dịch sunfocromic khoảng 1 ngày, chuyển sang bình rửa pipet tự động để rửa trực tiếp dưới vòi nước để dòng nước chảy bên trong pipet, rửa bằng xà phòng sau đó rửa nhiều lần bằng nước, tráng lại với nước cất.
  5. Sau khi rửa dụng cụ xong cần úp ngược để ráo nước, làm khô tại nhiệt độ phòng hoặc đem sấy ở nhiệt độ 600c đến 1000c .
Dung dịch sunfocromic là dung dịch chuyên dụng để rửa sạch dụng cụ thí nghiệm thủy tinh như các vết cáu bẩn, các phần nấm mốc do để lâu ngày : Thành phần Sunfocromic: K2CrO7: 60g, H2SO4: 66ml, Nước cất: 1L. Hòa tan hết K2CrO7 vào 700ml nước cất, đặt bình vào chậu nước để tránh bị bỏng khi bổ sun axit, bổ sung từ từ 66ml dung dịch axit H2SO4 đến khi tan hết. Thêm nước cất vừa đủ 1 lít, bảo quản trong bình tối màu, tránh ánh sáng.

B3: Khử trùng khi rửa dụng cụ thí nghiệm thủy tinh :

  1. Pipet: Nhồi một miếng bông nhỏ vừa phải vào đầu ống hút, cho vào ống bằng kim lại không gỉ có bông ở phía đặt đầu nhọn hoặc dùng giấy bao gói từng cái pipet hoặc theo từng bó có cùng kích cỡ, buộc 2 đầu, đánh dấu phần đầu hút, sau khi khử trùng tránh chạm vào đầu nhọn của pipet.
  2. Ống nghiệm, bình tam giác, bình cầu nếu không có nút thì phải được đậy nút bông, nên dùng bông mỡ (bông không thấm nước) để làm mút. Nút bông có chức năng như một dụng cụ lọc khí vô trùng do vậy cần có độ dày vừa phải để không khí có thể qua lại nhưng vi sinh vật bị giữ lại.
  3. Khử trùng bằng tủ sấy: Xếp các dụng cụ thủy tinh đã bao gói kín vào tủ sấy, không để ống có nút bông vào giá ở ngăn dưới đề phòng cháy, không xếp quá chặt để không khí lưu thông có thể làm nóng đều dụng cụ thủy tinh, nhiệt độ duy trì từ 160-180 độ C trong 1h. Khi nhiệt độ bằng nhiệt độ phòng thì lấy dụng cụ ra.
  4. Khử trùng bằng nồi hấp: Khử trùng bằng nồi hấp tại 120-125 độ C trong 30 phút, sau khi khử trùng nên sấy khô.
   CHÚ Ý: LOẠI BỎ PHẾ PHẨM DỤNG CỤ THỦY TINH BỊ VỠ KHI RỬA
Khi dụng cụ thủy tinh phòng thí nghiệm bị vỡ tạo ra những góc cạnh sắc rất nguy hiểm, có thể làm tổn thương người sử dụng do vậy nên bỏ vào thùng rác chuyên dụng có cảnh báo chứa vật sắc nhọn.

Tuy mỗi phòng thí nghiệm có một mục đích và cách sử dụng các thiết bị thí nghiệm khác nhau nhưng việc vệ sinh và bảo quản dụng cụ thí nghiệm là cần thiết. Trong bài viết là cách rửa dụng cụ thí nghiệm chuẩn và khoa học mà chuyên gia innotec lab hướng dẫn. Cảm ơn đã đọc bài viết..đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé !

 
Có thể bạn quan tâm : hướng dẫn sử dụng micropipet

Contact Me on Zalo