Cân kỹ thuật/ cân kỹ thuật điện tử là gì ?
Cân kỹ thuật điện tử/ cân kỹ thuật ra đời đã trở thành giải pháp hữu hiệu cho rất nhiều ngành công nghiệp và nghiên cứu. Nó giúp người dùng dễ dàng đo được trọng lượng chính xác của vật cần đo. Cân kỹ thuật/cân chính xác là dòng cân điện tử có độ chính xác từ 0.1g đến 0.001g( hay còn được gọi là độ chính xác từ 1 đến 3 số lẻ) được dùng trong các phòng thí nghiệm cơ bản, hay trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm và dùng trong dân dụng đáp ứng hầu hết tất cả ứng dụng đo lường. v
Cấu tạo chính của cân kỹ thuật
Trái tim của cân kỹ thuật điện tử gồm 2 phần chính gồm mạch điện tử và loadcell, vì là dòng cân chính xác nên độ phân giải của load cell và mạch điện tử thường ở mức 2-3 số lẻ.
Load cell: Được gọi là cảm biến tải, đó chính là thiết bị dùng để “đo lường trọng lượng cần thiết để cân điện tử hiển thị trọng lượng thành con số”
Mạch điện tử: bao gồm ADC (analog to digital converter) hay còn được gọi là mạch chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số và các mạch vi điều khiển khác, vi mạch đọc giá trị từ load cell, tính toán rồi gửi kết quả tới người dùng.
Do cấu tạo cân kỹ thuật điện tử bằng cảm biến và mạch điện tử đòi hỏi người dùng phải biết cách sử dụng mới đem lại kết quả chính xác cũng như đảm bảo độ bền của cân.
Hướng dẫn cơ bản sử dụng cân kỹ thuật điện tử.
1/ Môi trường khi sử dụng cân kỹ thuật: độ ẩm không khí <70%, nhiệt độ 15-40 oC. Không thực hiện cân trong môi trường quá khô (< 25%) hoặc quá ẩm (>70%), tránh đặt cân tại vị trí có nhiều tác động môi trường như gió lùa, ánh sáng mặt trời, gần máy móc thiết bị có độ rung lớn như với lò vi ba ( trực diện), máy khoấy từ (bên cạnh), lò sấy ( trực diện), máy hút chân không hoặc máy khuấy hơi ( bên cạnh), quạt, máy lạnh,…hoặc để cân bên/ gần cửa sổ mở.
2/ Đặt từ từ mẫu cân xuống bàn cân, không được đặt vật /mẫu lên cân bất thình lình hoặc thả vật/mẫu lên mặt bàn cân khi đo lường. Không cân mẫu nặng quá mức giới hạn trên của cân: Cần thực hiện cân thô trước khi cân tinh. Không đặt mẫu lỏng, bột trực tiếp tiếp xúc lên mặt đĩa cân, nên dùng chén, lọ để đựng mẫu khi cân.
3/ Khi cân, không thực hiện thao tác khuấy, gõ lên chén cốc đựng mẫu (với các mẫu lỏng) . Các thao tác nói trên và tương tự cần phải được thực hiện bên ngoài cân hoặc thay thế bằng các thao tác khác không gây tác động trực tiếp lên mặt bàn cân. Chỉ đọc kết quả cân sau khi cân đã ổn định( từ 2-3s), các dòng cân có cho phép trừ bì, tính dồn. Cần đọc kỹ hướng dẫn trình tự theo hướng dẫn cụ thể của nhà sản xuất.
4/ Khi vệ sinh mặt cân, cần phải tắt cân và lấy mặt bàn cân ra khỏi đế đỡ mặt bàn cân rồi mới thực hiện việc lau chùi. Khi vệ sinh khu vực đế đỡ mặt bàn cân, tuyệt đối không dung vật cứng nhọn để nạy ,vét bỏ bụi bám ở khe đế. Chỉ được phép sử dụng cọ gắn với họng ống hút chân không để thao tác.
5/ Mỗi khi di dời cân, cần kiểm tra và hiệu chỉnh độ thang bằng của mặt bàn cân. Tùy theo loại cân, có thể thâấ qua kiểm tra độ lệch khỏi vị trí trung tâm của giọt nước hoặc dung thước đo mực cầm tay. Sau một thời gian sử dụng cân nên hiệu chỉnh lại cân để đảm bảo độ chính xác của cân, vì cân có thể bị sai số khi cân trong một thời gian sử dụng lâu dài, việc hiệu chuẩn cần được thực hiện trong điều kiện môi trường chuẩn (đầy đủ dụng cụ sửa chữa kỹ thuật). Hiệu chuẩn phải được làm đầy đủ cho tất cả các mức khối lượng chuẩn. Thông thường, 1 tháng 1 lần hoặc sau 1000 lần đo hoặc khi xét thất có hiện tượng vi phạm thao tác đo như cân qua khối lượng cho phép, cân bị lệch trọng tâm.
6/ Khi không sử dụng cân kỹ thuật, tuyệt đối không để bất kỳ trọng lượng nào lên đĩa cân làm cân phải chịu tải liên tục. Cân cần được che bụi bằng hộp mica hoặc tương đương nhưng không được phủ lên mặt bàn cân vải hay tấm nylon. Cân không được phơi trực tiếp dưới ánh nắng hoặc chịu tác động liên tục bỏi gió quạt, cất trữ nơi thoáng mát.
Ý kiến bạn đọc (0)