Cấu tạo nguyên lý công dụng nồi hấp tiệt trùng
Nồi hấp tiệt trùng thực tế là một buồng áp suất thường được sử dụng để thực hiện quy trình tiệt trùng dụng cụ, hóa chất,…trong công nghiệp, y tế, thí nghiệm, hóa chất công nghiệp…dưới áp suất và nhiệt độ cao. Một số nồi hấp tiệt trùng được sử dụng để khử trùng thiết bị bằng cách đưa chúng vào nồi dưới áp suất hơn nước bão hòa ở 121 độ c (Đây cũng chính là nguyên lý nồi hấp tiệt trùng hiện nay), trong khoảng 15 đến 20 phút, tùy thuộc vào kích thước và số lượng vật liệu. Tìm hiểu thêm các phương pháp tiệt trùng dụng cụ.
Nồi hấp tiệt trùng được phát minh vào năm 1879 do Charles Chamberland.
Công dụng của nồi hấp tiệt trùng
Nồi hấp khử trùng thường được dùng rộng rãi trong vi sinh, dược phẩm, y tế, thú y, khoa học vi trùng, chế tạo…Chúng có nhiều chủng loại và kích thước khác nhau, tùy thuộc vào ứng dụng khử trùng.
Các vật liệu tiệt trùng bao gồm: thủy tinh phòng thí nghiệm, dụng cụ phòng thí nghiệm, thiết bị, chất thải, dung môi vi sinh.
Một công dụng nồi hấp tiệt trùng đáng chú ý gần đây và ngày càng phổ biến là tiền xử lý chất thải như: chất thải y tế, chất thải thí nghiệm, các chất gây bệnh. Thiết bị tiệt trùng thuộc nhóm này nguyên tác giống như một nồi áp suất nhằm vô hiệu hóa các chất gây nhiễm tiềm ẩn dưới nhiệt độ và áp suất cao như: vi khuẩn, vi trùng, vi khuẩn gây bệnh trong quá trình nuôi cấy…
Nồi hấp khử trùng cũng được sử dụng rộng rãi để xử lý composit trong quá trình lưu hóa cao su. Nhiệt độ và áp suất cao cho phép đạm bảo các tính chất vật lý tốt nhất. Trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ và khai thác mỏ. Và các nồi hấp này thường là loại lớn lên tới : dài 15 m và cao hơn 3 m.
Các loại nồi hấp tiệt trùng có công dụng để phát triển tinh thể dưới nhiệt độ cao và áp lực. Tinh thể thạch anh tổng hợp được sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử.
Công dụng Nồi hấp tiệt trùng trong lĩnh vực y tế
Nồi hấp y tế thường sử dụng hơi nước bão hòa để khử trùng thiết bị và dụng cụ phòng thí nghiệm nhằm loại bỏ tất cả các vi khuẩn, vi rút, nấm và bào tử…Tuy nhiên có một số chủng loại như Prion, các bệnh Creutzfeldt – Jakob không thể bị phá hủy bằng cách hấp chín thông thường tại nhiệt độ 134 độ C trong 3 phút hoặc 121 độ C trong 15 phút.
Nồi hấp tiệt trùng sử dụng phổ biến tại các cơ sở y tế , phòng thí nghiệm và nhiều nơi khác nhằm đảm bảo tính vô trùng cho dụng cụ và hóa chất có thể tái sử dụng. Ngày nay, nhiều vật dụng được sản xuất vô trùng chỉ được sử dụng 1 lần và không thể tái sử dụng như: Kim tiêm, kẹp, kim cầm, dao mổ…Vì thế nồi hấp hiện tại đang được sử dụng nhiều tại các nước đang phát triển nhằm đảm bảo tính kinh tế. Nồi hấp tiệt trùng dùng năng lượng mặt trời cũng là một xu hướng mới trong tương lai.
Cấu tạo nồi hấp tiệt trùng phổ thông
Nồi hấp tiệt trùng thường có một số chủng loại như sau: Nồi hấp tiệt trùng đứng, Ngang, tự động và bán tự động, cơ và điện tử, nồi hấp tích hợp sấy chân không… với nhiều thể tích buồng tiệt trùng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu người sử dụng.
Cấu tạo nồi hấp bao gồm các bộ phận sau:
– Buồng tiệt trùng thường được làm bằng inox 304 hoặc 316 đạm bảo tuổi thọ cao trong môi trường ẩm, áp suất và nhiệt độ cao. Hình dáng thường là hình trụ theo nguyên lý thì hình trụ chịu được áp lực lớn.
– Hệ thống ống dẫn khí áp lực: nhiệm vụ điều khiển áp lực và nhiệt độ buồng tiệt trùng. Cấu tạo làm bằng ống đồng kết hợp với các van điện từ.
– Hệ thống an toàn là các cảm biến nhiệt, cảm biến áp suất, cảm biến cửa, cảm biến mực nước trong buồng đun….Tùy theo các hãng sản xuất và model mà mức độ an toàn cũng khác nhau. Các dòng nồi hấp tiệt trùng an toàn cao như: ALP – Nhật, Hirayama – Nhật, Tomy – Nhật, Study – Đài loan…
– Bộ phận gia nhiệt : Thường được làm bằng sợi đốt bọc bởi một lớp cách điện và nhiệt. Lớp ngoài cùng làm bằng đồng mạ Crom, hoặc bằng inox…Đây là bộ phận tiếp xúc thường xuyên với nước và hóa chất vì thế phải thường xuyên vệ sinh hàng ngày để tránh hư hỏng. Thanh gia nhiệt được bảo vệ thông qua cảm biến nhiệt và cảm biến mực nước của buồn tiệt trùng.
– Hệ thống điện bao gồm: cách bo mạch nguồn, điều khiển, hiển thị. Nhiệm vụ kết nối giữa các bộ phận tạo nên sự hoạt động nhịp nhàng đúng Quy Trình vận hành.
Trên đây là nguyên lý cấu tạo và công dụng của nồi hấp tiệt trùng được dùng phổ biến hiện nay.
Ý kiến bạn đọc (0)