Phương pháp màng lọc – Phân tích vi sinh vật trong nước
Phương pháp màng lọc là gì? Là phương pháp loại bỏ cơ học nhằm loại bỏ vi sinh vật – vi khuẩn khỏi chất lọc và bọt khí, với nhiều kỹ thuật tiên tiến khác nhau. Hiện nay, phương pháp chủ yếu là dùng Bộ lọc vi sinh .
Bộ lọc vi sinh bao gồm: Bơm chân không, Phễu lọc đường kính 47mm, Màng lọc vi sinh tiệt trùng nguyên chiếc với nhiều kích thước lỗ như: 0.45 um, 0.2 um…
Phương pháp màng lọc có thể kết hợp được với các phương pháp phân tích nhanh vi sinh như: Môi trường vi sinh pha sẵn Compact Dry và Petriflim 3m
Hiệu quả lọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Bộ lọc, tính khử trùng của dụng cụ, kích thước lỗ phù hợp với từng loại vi khuẩn. Với phương pháp màng lọc sẽ tối đa hóa hiệu quả phân tích vi khuẩn do sẽ loại bỏ được các hợp chất, chất lỏng nhạy cảm với nhiệt ảnh hưởng tới vi sinh vật như Ecoli, Colifrom…
Đặc biệt phương pháp màng lọc vi sinh với ưu điểm lớn nhất là phân tích được mật độ vi khuẩn trong một thể tích mẫu lớn. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là không thích hợp cho phân tích các mẫu rắn như: thực phẩm,…
Màng lọc vi sinh sử dụng loại nào?
Màng lọc với kích thước lỗ dao động từ 0.01 đến 10 um với chiều dày khoảng 150 um được làm từ Este Xenluloza sinh học. Bộ lọc này được sử dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm và công nghiệp theo nguyên lý áp suất chân không.
Phổ biến màng lọc đang sử dụng phổ biến là đường kính 47mm với kích thước lỗ là 0.22 và 0.45 um.
Ý kiến bạn đọc